Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

THƯỚC ĐO LÀ...BỮA NHẬU


 

Bữa nhậu với quan có đáng gì

Trên cao đếch ngó cảnh ai bi

Ông cười người khổ nghe mà cứ …

Ông nhạo dân đen đến thế thì …

Làm lớn hòng lo  chè với chén ?

Nắm quyền để hưởng vại cùng ly ?

Bao nhiêu số phận đau không thuốc

Đói chẳng cơm ăn  , sếp vẫn …  khì !!

CAO BỒI GIÀ

02-01-2016

 

Theo báo điện tử Dân Việt (21-12-2015):

“Tăng phí bảo hiểm bằng 2-3 bữa nhậu”, ai được quyền nhậu?


“Tôi nghĩ rằng, bảo hiểm y tế dù tăng cũng chỉ bằng 2-3 bữa nhậu của người Việt Nam” – đó là phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về phí bảo hiểm y tế và phí khám chữa bệnh.

Câu hỏi đặt ra sau cách lý giải trực quan này: Hệ quy chiếu “bữa nhậu” ấy liệu có phổ biến như cách nghĩ của ông Tiên, hay là nó chỉ dành cho não trạng của một số tầng lớp, chứ còn vẫn đầy rẫy những bệnh nhân không bao giờ hiểu “bữa nhậu” là cái gì?

Có những bệnh nhân không bao giờ được quyền nhậu. Ví dụ như một thành viên của “xóm chạy thận” nằm trong một ngõ nhỏ của đường Lê Thanh Nghị, gần bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Ở đó, bạn sẽ gặp Oanh. Cô gái gày gò chưa được 40kg, đã chạy thận ở Bạch Mai 10 năm nay. Cô sống cùng bạn, một chàng trai bị tật ở chân rất nặng, đi lại và ngồi đều khó khăn, nhưng không bao giờ mơ được đến ngày có đủ tiền phẫu thuật.

Oanh bán nước “chui” trong bệnh viện Bạch Mai. Nội quy bệnh viện không cho phép bán hàng rong hoạt động. Nhưng Oanh không còn cách mưu sinh nào khác. Bệnh suy thận khiến cho cô không thể di chuyển xa và làm những công việc nặng nhọc. 10 năm chạy thận, gia đình cũng không thể lo cho Oanh nữa. Cô xoay sở bằng việc chui lủi với cái làn nước chè, lẩn khuất trong những góc tối của bệnh viện để kiếm tiền đong gạo.

Đó chỉ là một trong muôn vàn những số phận mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp các bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM. Riêng trong những xóm chạy thận như trong ngõ nhỏ đường Lê Thanh Nghị, bạn đã bắt gặp đầy những sắc người xanh xám, không còn sức lực vì bệnh, nhưng vẫn phải loay hoay tìm đường mưu sinh để trụ lại thành phố. Đánh giày, rửa bát, bán nước vỉa hè hay bán nước “chui” trong viện.

Đó là những số phận khốn cùng vì bệnh tật – những người “nhà quê” rời bỏ đồng ruộng lên thành phố và không nơi nương tựa hay kế mưu sinh vì bệnh tật. Đó là những người không có cái hệ quy chiếu “bữa nhậu” mà ai đó tưởng rằng là quá đỗi thân thương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét