Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

LÁ CẢI TRẦN TÌNH

Thân em Lá Cải tội tình chi
Kẻ bác , người chê tiếng bấc chì
Khoe của, chém Đâm  tường cặn kẽ
Phơi thân ,cướp hiếp  tả chi li
Núp danh phóng sự lôi lòng “hiếu”
Giả tiếng điều tra kéo dạ “kỳ”
Đám ấy đích danh là BÁO XÍ
Đừng kêu Lá Cải ,nhục em chi!
          CAO BỒI GIÀ
          31-05-2012

2 comments:

  1. Vì trục trặc kỹ thuật nên xin : Comment cho VƯỜN TRẦU ở đây
    Cảm ơn Sơn,thay như thế cũng rất hay.Nhưng đây là 2 câu Luận nên ta có thể bình luận hay tán rộng,CBG muốn dùng chữ nhỏ vì lý do sau :
    Phải duyên lá thắm quết vôi hường
    Câu này CBG dung phép chơi chữ bập bênh,chữ thắm và hường cùng là tính từ chỉ màu sắc chúng bật bông có thể hoán nhau,miếng trầu khi nhai sẽ biến ra màu đỏ vậy lá thắm đã đổi thành lá hường, vôi hường cũng đổi được thành vôi thắm.Thế nên câu trên
    Nên nghĩa đò ngang về bến nhỏ
    CBG cũng sử dụng 2 từ ngang và nhỏ là 2 tính từ chỉ hình ảnh để bật bông với nhau cho đối ,khi đã nên nghĩa thì chỉ cần chiếc đò nhỏ cũng đủ rước nàng sang ngang,một bến nhỏ mộc mạc cũng đủ chỗ để đón chuyến đò ngang duyên mình
    Thơ Đường cô đọng nhiều khi bằng điển tích ,nhiều khi bằng chơi chữ, nhiều khi bằng nói lẩy, nói bóng , nói bông, hờn dỗi…tùy theo cảm hứng và bút pháp của tác giả

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Chú đã phân tích cặn kẽ cho cháu. Cháu xin có mấy câu tiếp lời Chú về "Lá cải":
    LÁ CẢI, LÁ HAN...HAY LÁ NGÓN

    Là cải còn nấu được canh
    Bào chí như thế thôi đành...lá han !
    Bao nhiêu là Bộ, là Ban
    Mà báo "lá ngón" lan tràn mọi nơi!

    Trả lờiXóa