Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

DỐT LẠI THAM !!!


DỐT LẠI THAM


Hỏi tại vì ai phải mệt phờ
Dân vừa tát nước bực làm thơ
Để hoang Tây Bắc đầu bã đậu
Mở rộng Đông Nam, não lợn bò
Kiêu ngạo hám tiền nên chấp họa
Tham lam tối dạ thật vô bờ
Saigon chốn chốn mênh mông nước
Chống ngập vô phương, hãy sắm …đò!
CAO BỒI GIÀ
28-11-2018


BÀI HỌA:


NGẬP LỤT SAIGON NGÀY 25/11/2018


Nhà nhà tát nước mệt bơ phờ
Nhếch nhác phố phường hết vẻ thơ
Rác nổi lềnh bềnh, thong thả...lượn
Xe nằm lểnh khểnh, nhấp nhô...bò
Cống tràn lai láng không tăm tích
Sông ngập mênh mông chẳng bến bờ
Cấp cứu cũng đành nằm đợi chết
Ước chi tìm được một...con đò !
Sông Thu


ĐỒNG HỌA:


HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG ƠI!


Kìa ai khốn khổ mặt bơ phờ!
Lũ lụt đen ngòm bám trẻ thơ
Nước chảy rì rào gây phố ngập
Mưa tuôn vội vã khiến xe bò
Xót thương đất tổ từng rơi lệ
Oán hận lòng dân sắp vỡ bờ
Hòn Ngọc yêu kiều môi lạnh tím!
Ngày đêm chào hỏi khách qua đò!
Như Thu


CÙNG HỌA:


DỪNG CHƠI SAIGON


Xót dạ nhìn dân tát nước phờ!
Vì đâu ? hiểu hết,dẫu còn thơ.
Mê tiền,ích kỷ không biên giới
Hám lợi,ngu si chẳng bến bờ
Nào phải thiên tai nên kẻ...lội
Chính do nhân họa khiến xe...bò
Rác trôi, chuột nổi tha hồ lượm
*Đằng ấy qua chơi,nhớ gọi đò!
Thanh Hoà


TIẾP HỌA:


THẬT NÊN THƠ


Hà Nội, phờ râu gót cũng phờ
Hò nhau lội nước thật nên thơ.
Ô tô khoái chí lườm, không chạy
Xe máy an tâm tắm, chẳng bò.
Thủy diện lung linh đường dậy sóng
Tường hiên lấp lánh rác neo bờ.
Hân hoan dự hội trời ban tặng
Đâu chỉ Sài dân biết “ Ới đò “ !
Trần Như Tùng

Tác giả: Tạp chí Xây dựng VN
.
Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ trước khi rời Sài Gòn có căn dặn: “Không được phát triển thành phố Sài Gòn về hướng Nam – Đông Nam. Nếu muốn mở rộng Sài Gòn thì hãy mở rộng về hướng Tây – Tây Bắc. Vì hướng Nam – Đông Nam là nơi duy nhất thoát nước cho thành phố Sài Gòn.”
.
KD: Những ngày qua, nhìn SG ngập trong mưa lũ, người dân cực khổ lội nước, sống chung với lụt mà xót lòng quá. Đọc được bài này, một góc nhìn chuyên môn rất đáng chú ý. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Người kiến trúc sư tài danh này là một người mình rất kính trọng. Từ thời sinh viên đọc những thông tin về ông- tác giả của Dinh Độc lập, và hàng loạt công trình khác, mình đã cực kỳ ngưỡng mộ 😀
—————–
38420908_2050519435263512_1472784289123794944_n.jpg
Các bộ óc “vĩ đại” đã cho phát triển Sài Gòn về hướng Nam – Đông Nam nên hệ lụy là vô phương cứu chửa về nạn ngập lụt cho thành phố Hồ Chí Minh hiện tại!
Vậy Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ Là Ai? Lời ông nói có đáng tin không?
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã trở thành một cây cao bóng cả của giới kiến trúc sư Việt Nam với nhiều công trình nổi tiếng và đồ sộ để lại như:
1. Dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), 
2. Viện Hạt nhân Đà Lạt, 
3. Viện ĐH Huế, 
4. Đại chủng viện Đà Lạt, 
5. Chợ Đà Lạt, 
5. Thánh đường Kẻ Sặt thuộc điạ phận Biên Hòa …, 
6. Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)
7. Nhà thờ chính tòa Phủ Cam
8. Nhà thờ Bảo Lộc
9. Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, 
10. Trường Đại học Y khoa Sài Gòn,…
11. Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, 
12. Nhà máy dệt Phong Phú, 
13. Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), 
14. Xây dựng mở rộng Khu Hội nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic, 
15. Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), 
16. Biệt thự góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trước là tư gia của ông bà Ưng Thi, nay là Tòa Lãnh Sự Trung Quốc), 
17. Chung cư Pháp góc đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo, 
18. Tháp Tiêu Năng Khu cửa ngõ vào Trung tâm TP HCM từ đường Điện Biên Phủ, 
19. Trung tâm Innotech (1975), 
20. Quần thể Việt Nam Quốc Tự (chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc), 
21. Quy hoạch Kiến trúc Khu Thánh địa La Vang (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế), và 
22. Câu lạc bộ Thủy Thủ Quảng Ninh.
như Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long (1963), 
23. Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), 
kế Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976), 
24. Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985), 
25. Khách sạn Century Huế (1990),

…còn nhiều vô số kể các công trình, không thể nhớ hết… 
Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc,…Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông và nét cổ điển của kiến trúc phương Tây.

Ngoài ra ông còn sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Khi còn là sinh viên kiến trúc Paris, ông Ngô Viết Thụ đã đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức.
Nhờ đó, năm 1955 ông được ưu tiên mời tham dự giải Khôi nguyên La Mã mà không phải thi vòng loại sơ tuyển, chỉ dự thi ở ba vòng trong. Đây là một cuộc thi danh giá nên phải ganh đua với hàng trăm thí sinh xuất sắc của Âu châu.
Cuối cùng, cuộc thi chỉ còn có 10 người vào chung kết. Đề thi cuối cùng là phác họa một ngôi thánh đường trên hòn đảo nhỏ vùng Địa Trung Hải.
Rồi ông nhận được kết quả đã đoạt giải với 28 phiếu thuận của hội đồng, trừ một phiếu nghịch.
Ngày hôm sau báo chí Pháp loan tin: Một người Việt Nam đoạt giải Khôi nguyên La Mã với số phiếu tuyệt đối 28/29.
Tại sao ông chỉ nhận được có 28 phiếu mà họ lại nói ông đạt phiếu tuyệt đối? Là do báo chí Pháp rất nhạy bén, họ điều tra biết được trong 29 thành viên ban giám khảo thì một vị có học trò ruột cùng tranh giải với ông Thụ nên đương nhiên ông này sẽ không bao giờ chấm cho ai khác ngoài học trò của mình. Lá phiếu bị thiếu của ông Thụ chính là do ông giám khảo kia không bỏ, thành ra báo chí Pháp vẫn cho rằng ông Thụ xem như đạt điểm tuyệt đối là vì vậy.
Sau khi ông đoạt giải Khôi nguyên La Mã và kết thúc thời gian sống, làm việc ở cung điện Medicis tại Rome theo học bổng của giải thưởng, rất nhiều văn phòng KTS danh tiếng ở Pháp, Ý và một số nước khác đã đánh tiếng mời ông về làm việc với mức lương hậu hĩnh. Tương lai rộng mở, ông có thể cùng vợ con định cư tại châu Âu để chung sống và tạo dựng sự nghiệp, tên tuổi.
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận lúc ấy rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc và kinh phí eo hẹp, dự án này không thực hiện được.
Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) Từ 1955 
Thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962,

Ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.
Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm của ông Kiệt.
Ông qua đời năm 2000 tại Tp HCM, do tai biến.
—————— 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét