Chơi chim ai biết khổ vầy
răng
Nhất lẽ thân này khoác áo quan
Xử kẻ cuỗm lồng dân bảo ác
Tha thằng đạo tước chúng khinh xằng
Chào mào ta nhốt la phạm pháp
Báo chí người bêu réo rối gan
Hưởng thú thanh nhàn không
được nữa
Đít cao ngất nghểu, óc …inh
…oang!
CAO BỒI GIÀ
10-03-2016
Theo Báo Dân Trí
(10-03-2016):
Vụ giám đốc sở mất trộm chim:
Nuôi chim hoang dã có phạm luật?
Dân trí Liên quan đến vụ án hình sự trộm chim nhà Giám
đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, ngoài vấn đề liên quan đến tính hợp
lý khi khởi tố vụ án thì còn một vấn đề rất quan trọng cần phải xem xét đến. Đó
là việc nuôi chim Chào mào - loài chim hoang dã, tự nhiên của ông Giám đốc Sở
có hợp pháp hay không?
>> Vụ
giám đốc Sở mất trộm chim: Xử lý hình sự là phá lệ?
>> Truy
tố 2 đối tượng trộm chim trong nhà Giám đốc Sở 30 tuổi
Để có cái nhìn đa chiều trong vụ việc,
PV Dân trí đã có buổi trao đổi
với luật sư Trương Anh Tú - Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú.
Theo luật sư Tú, việc nuôi dưỡng các
loài động vật quý hiếm trong đó có các loài chim đang được xem là thú vui ở
nhiều tầng lớp nhân dân. Nhiều người sẵn sàng bỏ cả triệu đồng, thậm chí cả
trăm triệu chỉ để sở hữu loại độc đáo, quý hiếm. Người ngắm thì xuýt xoa, người
chơi thì tự hào nhưng không phải tất cả những thú chơi này đều đúng pháp luật.
“Đối với
loài chim chào mào, theo tôi được biết thì loài này không sinh sản trong môi
trường nuôi lồng, vì vậy nguồn gốc của những con chim này chỉ có thể đến bằng
hai cách, thứ nhất là nhập khẩu, thứ hai là săn - bẫy trong rừng Việt Nam. Cả
hai nguồn gốc này đều tiểm ẩn khả năng vi phạm pháp luật. Vì “Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp
phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh
thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những
thế hệ mai sau. ..” Và “Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ
tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông
qua buôn bán quốc tế.” Đây là lời nói đầu của Công ước CITES năm 1973, chúng ta tham gia vào Công ước năm 1994 và
trở thành thành viên thứ 121/178 quốc gia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét