Bác sĩ kiểu ni hiện …quá
nhiều
Nghề thì ngu muội lại ngông
kiêu
Học hành bố láo, tài thi lụi
Tác nghiệp tào lao, giỏi chữa
liều
Há miệng quát người rằng mậy dốt
Mở mồm vỗ ngực phán tao siêu
Tật oan, chết uổng bao người
đó…
Chỉ biết gào …Trời, để oán
kêu !!!
CAO BỒI GIÀ
16-03-2016
Theo Báo điện tử Dân Trí )16-03-2016):
Vụ nữ sinh bị cắt cụt chân: “Gia đình tôi đã nhiều lần
cầu cứu bác sĩ
Dân trí “Suốt 6 ngày con bé nằm viện, chân mỗi lúc một sưng lớn, bầm tím,
gia đình tôi đã nhiều lần cầu cứu bác sĩ. Giám đốc bệnh viện nói cứ an tâm,
nhưng đến giờ con tôi phải cắt cụt một chân.”
>> Vụ
nữ sinh bị cưa chân: Tạm đình chỉ công tác của bác sĩ trực tiếp bó bột
>> Bác
sĩ kém chuyên môn, nữ sinh lớp 10 phải cưa bỏ một chân
Đứng bên giường bệnh, nhìn đứa con gái đã bị
cắt cụt chân bên phải đến qua khớp gối, chị Nguyễn Thị Lan (39 tuổi, mẹ bệnh
nhân Lê Thị Hà Vy - ảnh trên) nghẹn ngào: “Con bé chỉ bị té, tình trạng chấn
thương những tưởng chẳng có gì nguy hiểm nhưng không ngờ mọi chuyện lại tồi tệ
đến mức này.”
Chị Lan gạt nước mắt: “Bác sĩ nói với tôi đây
là biểu hiện bình thường, cần phải bó như vậy để cố định xương nên họ không can
thiệp gì và cũng không tháo bột ở chân kiểm tra. Sang ngày hôm sau, tình trạng
đau nhức của con bé ngày càng dữ dội hơn. Tôi tiếp tục cầu cứu đề nghị bác sĩ
kiểm tra dùm. Sau khi chụp phim, bác sĩ điều trị cho biết, tình trạng của con
tôi không ổn, có thể phải hội chẩn để mổ, họ nói sẽ mổ vào sáng ngày 8/3. Đêm
hôm đó, thấy con đau quá chỉ ngồi khóc tôi cắt khoảng 10cm đoạn bột được bó từ
đùi xuống thì thấy da bị bầm tím. Tôi lại đi nhờ bác sĩ kiểm tra, họ xem xong
rồi chích một mũi thuốc giảm đau, Hà Vy mới chợp mắt được.”
Để có tiền phục vụ ca mổ cho con, anh Lê Văn
Long chạy về nhà vay mượn khắp nơi được 20 triệu mang tới bệnh viện. “Sáng 8/3
đến lịch hẹn mổ cho con, nhưng chúng tôi chờ mãi cũng không thấy bác sĩ đâu,
lúc này 5 ngón chân của con bé đã sưng phù, bỏng nước nổi lên. Tôi lật đật chạy
đi tìm bác sĩ. Khoảng 8hhọ tới kiểm tra xong thì dùng kéo cắt bột đã bó trước
đó, vừa mở bột từ chân con ra, vợ chồng tôi điếng người vì thấy toàn chân con
bé đã bị bỏng rộp, phần bắp chân tím ngắt, nhưng bác sĩ bảo đây là tình trạng
dị ứng thạch cao. Chúng tôi là nông dân, trình độ hiểu biết hạn chế nên cũng
chỉ biết nghe theo và tin tưởng vào bác sĩ. Họ đã bỏ phần bột thạch cao để thay
bằng nẹp vải ở chân cho con bé.”
Trước tình trạng diễn tiến ngày càng xấu của
con, chị Lan đã đến xin gặp Giám đốc bệnh viện là BS Nguyễn Văn Tâm để xin
chuyển viện. “Bác sĩ hỏi tôi, cháu nó bị làm sao? Sau khi tôi trình bày bệnh
tình của con, bác Tâm bảo không sao, gia đình cứ yên tâm, chờ tôi nói các bác
sĩ mổ cho. Ở bệnh viện này đã mổ rất nhiều ca tương tự rồi.”
Một lần
nữa gia đình chị Lan lại về chờ, nhưng nhiều ngày trôi qua vẫn không thấy con
được bác sĩ phẫu thuật. Đến sáng 10/3 chị tiếp tục xin gặp giám đốc bệnh viện.
Lần này bác sĩ Tâm lại trấn an gia đình tôi: “Yên tâm cứ về chờ đi”. Đến ngày
11/3, chân của Hà Vy chuyển sang màu tím đen, lúc này gia đình năn nỉ xin
chuyển viện, ban giám đốc bệnh viện mới đồng ý. Ngay sau khi đến bệnh viện
tỉnh, Hà Vy phải tức tốc chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy
Chiều 15/3, trao đổi với phóng viên, BS Đỗ Lê
Hoàng Sơn, khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM cho hay:
“Bệnh nhân được bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk chuyển đến khoa Cấp cứu lúc 20h ngày
11/3 với nguyên nhân, đau nhiều, mất cảm giác ở chân bên phải, các ngón chân
vận động yếu. Sau khi khám, đánh giá, xác định tình trạng chân của bệnh nhân đã
bị hoại tử nặng, bệnh viện tiến hành hội chẩn chuyên khoa Chỉnh hình, Mạch máu,
điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, truyền máu và chuyển khoa Chỉnh hình
theo dõi đánh giá liên tục.”
Cũng theo BS Hoàng Sơn: “Trong quá trình theo
dõi, tình trạng đau của bệnh nhân gia tăng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra
lại. Kết quả chụp phim mạch máu chân phải cho thấy, động mạch cẳng chân bên
phải đã bị tắc. Đây là động mạch đưa máu nuôi phần cơ thể từ cẳng chân trở
xuống. Bệnh viện đã chăm sóc và điều trị tích cực, nhưng tình trạng hoại tử
không cải thiện, nguy cơ nhiễm trùng đe dọa tính mạng người bệnh.”
Chiều 12/3, sau khi tư vấn cho gia đình, bệnh
nhân được chỉ định mổ với hy vọng còn nước còn tát để cứu chân cho cô học trò.
“Tuy nhiên, khi mổ thám sát thì ê kíp phát hiện toàn bộ phần cơ chân của bệnh
nhân đã chết, đang trong quá trình hoại tử. Chúng tôi đã hội ý nhanh và đi đến
một quyết định rất khó khăn, buộc phải cắt bỏ 1/3 dưới đùi bên phải (trên đầu
gối) của bệnh nhân.” BS Hoàng Sơn chia sẻ.
Phân tích chuyên môn của bác sĩ Hoàng Sơn cho
biết, tổn thương vỡ mâm chày hoặc các tổn thương khác đều có nguy cơ ảnh hưởng
đến hệ mạch máu của cơ thể. Bên cạnh đó, việc bó bột cũng là nguy cơ bởi sau
khi bó vùng cơ thể bị tổn thương sẽ sưng lớn. Những trường hợp được bó bột
thường được các bác sĩ tư vấn nếu sưng lớn, đau nhiều nên quay lại bệnh viện
kiểm tra. Để tìm nguyên nhân cụ thể của tình trạng tắc mạch máu dẫn đến hoại tử
ở bệnh nhân thì cần phải xem xét lại bệnh án và phương pháp can thiệp mới có
thể xác định được.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 6/3 khi tham
gia giao thông bằng xe gắn máy em Nguyễn Thị Hà Vy (16 tuổi, học sinh lớp 10)
không may bị tai nạn. Vy được các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin
(tỉnh Đắk Lắk) chẩn đoán bị vỡ mâm chày chân phải nên tiến hành bó bột. Tuy
nhiên, đêm cùng ngày bệnh nhân có biểu hiện đau đớn nên gia đình đã thông báo
với bác sĩ, đề nghị được hỗ trợ. Sau nhiều ngày không được quan tâm, gia đình
mới được bệnh viện đồng ý chuyển viện. Và lúc này chân bệnh nhi đã hoại tử,
buộc phải cắt bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét