SIÊU LUẬT
Mấy tên tư bổn đặt đèn vàng
Xét lại thấy rằng chúng nó … hâm
Hồi trước ta theo, không nghĩ
ngợi
Giờ đây quan cấm , chớ băng
quàng
Văn minh khác họ lề thay đổi
Hiện đại hơn người , luật sửa
sang
Tiện lợi trăm phần cho cảnh
sát(*)
Mau tuân nghiêm túc, chớ suy bàn!
CAO BỒI GIÀ
31-07-2016
(*) Có quan chức nói rằng :
Phạt đèn vàng như đèn đỏ để Cảnh sát tiện và dễ xử lý hơn
BÀI HỌA:
KHỎI LUẬN BÀN
Tư tưởng khác chi cứt hoá
vàng
Phải đâu cơm cháo nguội đem
hâm ?
Người đời châm biếm không
thương tiếc
Thiên hạ cười chê chẳng bắt
quàng
Tối tựa màn đêm ngờ sáng suốt
Đen hơn mõm chó ngỡ cao sang
Đèn vàng xử lý như đèn đỏ
Bỏ quách vàng đi, khỏi luận
bàn
Thục Nguyên
ĐỒNG HỌA:
VỀ
LUẬT MỚI...
Nghe qua lệnh ấy...dám đâu
bàn !
Chỉ biết đầu quan cở Trịnh
Hâm
Chắc bởi tâm người không chín
chắn...
Cho nên kiến thức mới xiên
quàng?
Giao thông ngày trước : sao
nhàm chán !
Pháp luật bây giờ: phải đẹp
sang !
Các bác ngồi chơi sinh lắm
chuyện
Công An có dịp hốt thêm vàng
!
Thy Lệ Trang
Theo báo Tuổi Trẻ (31-07-2016):
Đèn vàng sinh ra để làm gì?
- Tuổi Trẻ Online
TTO - Từ ngày
mai 1-8, theo nghị định 46 của Chính phủ, người chạy xe vượt đèn vàng hay đèn
đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau: với xe hơi lên tới 2 triệu đồng và xe máy là
400.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt không làm cho người dân quan tâm bằng việc: phạt lỗi đèn vàng hợp lý hay không; đèn vàng sinh ra để làm gì?
…
Ông Tùng dẫn luật: khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định: “Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
Và ông giải thích: triển khai thực hiện Luật giao thông đường bộ, tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước đây, đối với nội dung quy định về chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì đều quy định xử phạt chung một hành vi vi phạm là “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.
Tại nghị định 171/2013/NĐ-CP, hành vi vượt đèn vàng và đèn đỏ có mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mức phạt khác nhau dẫn đến tình trạng người lái xe có xu hướng tăng tốc độ khi gần đến đèn giao lộ (thay vì giảm tốc độ), vì cho rằng nếu có đèn đỏ thì sẽ phanh xe lại để chỉ bị xử phạt ở mức thấp hơn (là vượt đèn vàng) (?).
Ngoài ra, việc tách thành hai hành vi với hai mức phạt khác nhau cũng gây khó khăn hơn cho lực lượng chức năng trong việc xác định hành vi vi phạm bị xử phạt ở mức cao hay thấp (!).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét