Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

VÀI CẢM NGHĨ VỀ CHÙM THƠ: QUÊ NHÀ TRONG KÝ ỨC

VÀI CẢM NGHĨ VỀ CHÙM XƯỚNG HỌA: QUÊ NHÀ TRONG KÝ ỨC

QUÊ NHÀ TRONG KÝ ỨC

Kính các trang chủ blogs LP&CBG cùng quý thi hữu

Lời nói đầu tiên là SQ xin cám ơn các trang blogs đã phổ biến và gom góp các bài thơ xướng họa “Quê nhà trong ký ức “ của SQ  cùng cám ơn các thi hữu đã hưởng ứng cùng chia sẻ tâm tư ,tình cảm và ghi lại các ký ức  chuyện nhà.Chỉ mới 4 ngày qua mà SQ đã nhận được 20 bài họa cùng một bài nhạc của thi nhạc sỉ Tuyết Phan ( tuy đây không phải là một bài thơ họa nhưng TP đã đưa vào link nầy bài ca nhạc “ Cánh diều tuổi thơ” xem đây cũng là một ký ức thời thơ ấu).

Ký ức là một hình ảnh không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người, không nhất là với những người già thì kỷ niệm của những gầy xa xưa ấy càng làm cho chúng ta nhớ lại và ấm lòng hơn.

Để khơi dậy những ký ức, những kỷ niệm của thời thơ ấu SQ đã mạo muội viết bài thơ nho nhỏ chủ đề nầy mặc dù trước đây cũng đã có các nhà văn nhà thơ đã viết. Với một bài thơ 8 câu 7 chữ chắc chắn không gột hết được những ký ức nhưng với mỗi người một chút gom lại chắc cũng cho ta những thú vị phải không các bạn ? Trong các bài hoạ các thi hữu cũng cho ta những địa danh xa lạ chưa từng đi qua Âu đó cũng là một cuộc du lịch hàm thụ mua vui. Với bài xướng SQ chỉ đưa một vùng quê ngoại của miền đồng bằng sông Cửu Long với hình ảnh đơn sơ mà chắc chắn rằng không đủ ,mong các bạn thông cảm cho nhé 

Đọc qua 20  bài thơ các thi hữu họa với mỗi người mỗi vẽ tạo thành một bức tranh tuyệt tác rất hay mà SQ rất chắc chiu góp nhặt đọc từng bài hiểu từng câu sẽ cảm nhận sau đây chắc rằng không đủ với ý các bạn ,mong thông cảm với thời gian hạn hẹp nầy .Để không làm mất thì giờ SQ xin vào cuộc và cám ơn các thi hữu có đọc qua ,cầu xin chúc sức khỏe đến mọi người.

Mở hàng bài họa là nhà thơ Sông Thu với bài “ Nhà tôi “. Có lẽ là người không ở vùng nông thôn nên không thấy có những ký ức tuổi thơ mà là những hình ảnh thực tế thấy hằng ngày nên đi thẳng vào cảnh :

Nhà tôi ở cạnh một con sông

Nên nữ sĩ đã thấy :

Dòng nước luân lưu lớn hoặc ròng

Ở chung quanh đó khi bước chân ra một  chút đã hiện rõ

Xào xạc bờ tre che mát rợp

Ngọt ngào tán thị tỏa thơm nồng

Tuy nhiên vẫn thấy những cánh cò trắng hoặc tiếng sáo diều lơ lững trên không 

Ôi một cảnh đẹp vẫn còn tồn tại thì quá tuyệt vời phải không các bạn ?


Trong bài họa thứ 2 ,thi nhân Cao Mỹ Nhân một nhà thơ lão luyện bậc đàn chị đã có một ký ức “ Sa Pa quê xưa “ không thể nào quên 

Sa Pa chỉ có suối thay sông

Ở đó nữ sĩ đưa ra những địa danh : Cát cát, Phù Kiều, Chân Tiên, Cốc Lếu nếu chúng ta chưa đi qua sẽ không biết thế nào.Vậy chúng ta đi du lịch đến đó và nhờ nhà thơ hướng dẫn nhé

Cát Cát mù sương hoa thấm ẩm

Phù Kiều bạc khói lửa hun nồng

Chân Tiên giếng ngọc mông mênh sắc

Cốc Lếu đường mây bát ngát không 

Lại còn có ngọn núi Fansipan cao vời vợi với những đám mây bao phủ đêm ngày của tỉ Lào Kay nữa chứ ! Khi còn đi học cũng có nghe qua đó lời giảng của Thầy mà thôi


Với bài họa 3 nhà thơ Như Thu không biết có kể lại chuyện thật hay đùa củ chuyến về VN mới đây ?

Rảo bước cùng “ ai” dọc mé sông 

Khi đã mấy năm ròng rồi xa cách nay mới gặp lại nơi bến xưa mà có biết bao kỷ niệm vẫn còn ghi nhớ

Hàng dương hớn hở khoe mình mượt

Bụi cúc hân hoan tỏa vị nồng

Rồi 2 người bạn ngồi bên nhau nhìn dòng sông năm xưa mà luyến nhớ

Leo lẽo nước trong mời ngọn gió

Êm đềm nắng ấm quyện tầng không 

Lại còn thấy

Kìa con bướm lượn vờn hoa bưởi

Thôi thì 

Xếp cánh vào thơ quả đẹp lòng

Một cuộc hội ngộ quá tuyệt vời phải không nữ sĩ Như Thu?


Bài họa tiếp theo thứ tư của nhà thơ Cao Bồi Già đã cho chúng ta thấy ngay “Quê nhà dấu yêu” mà ở đó tác giả còn nhớ:

Chiều nao đùa giỡn dọc bờ sông 

Nhưng cũng đưa ra nơi ấy có :

Những cánh buồm nâu cưỡi nước ròng

Quanh đây cũng có

Cò vạc lao xao mò cuối bãi

Sáo diều réo rắt vẳng tầng không 

Nhưng vẫn không quên 

Mê say bày trận sôi hào khí

Đắm mát băng kênh chấp nắng nồng

Nhưng đó chỉ là ký ức  xa rời dĩ vãng khiến cho cõi lòng người xa xứ rơi lệ mà thôi !

Đêm mơ cố xứ lệ rơi lòng


Kế tiếp trong bài họa thứ 5 của nhà thơ Mai Lộc người bạn già thân thương của SongQuang tha hương từ lâu, nay nhớ về “ Quê cũ “ hình ảnh năm xưa vẫn còn trong ký ức 

Lè tè quán nhỏ ở vàm sông

Nơi đó : Bãi sậy xuồng trơ nước sát ròng

Vẫn không quên được bóng dáng thân quen của vùng quê Nam Bộ

Gió về cành trúc lay lay ngọn

Diều lượn mây trời lặng lẽ không 

Thấp thoáng đâu đây có

Nón lá khăn rằn ai thấp thoáng

Hình ảnh áo bà ba ,nón lá khăn rằn là hình ảnh thân thương của người thôn nữ đã làm sắt se lòng nhà thơ ML


Chủ trang blogs Lãng Phong nhà thơ Lý Đắc Quỳnh cũng hồi ức về một “ Quê xưa”  nơi đó có ngôi nhà của mình nằm cạnh bến sông nước chảy trong veo

Thuở ấy nhà tô cạnh bến sông

Trong veo nước chảy, cá ròng ròng

Ồ ! Thi sĩ lại thấy bầy cá ròng ròng nữa ,loại cá nầy là cá lóc con mới nở nên luôn có cá lóc mẹ bơi bên cạnh để gìn giữ con khỏe nanh vuốt của kẻ thù ,vì thế những người đi câu cá khi thấy như vậy thường tìm cách bắt cá mẹ dễ dàng lại còn xúc bắt cá con về làm nồi cá kho tiêu . Nghĩ như vậy quá độc ác quá phải không các bạn.

Phần nhiều các bài họa, các nhà thơ đều đề cập đến những cánh diều lướt gió hay những hàng tre lã ngọn đó là nét đặc trưng của vùng quê nước mình

Lặng chiếu hàng tre tắm hạ nồng

Hay 

Diều thênh lướt gió lượn tầng không 

Nên bây giờ như một cuốn phim chiếu quay chậm trong lòng thi sĩ.


Lần qua bài  thơ thứ 7 “ Xót thương đời Mẹ “ của nhà thơ Nguyễn Huy Khôi trong ký ức của tác giả là hình ảnh của người mẹ hiền lúc sinh thời

Sinh thời mẹ dầu dãi bên sông

Lầy lụa nắng sương loã nước ròng

Hình ảnh tảo tần như phận vạc ,cái cò đã lấn át cả ký ức của tuổi thơ nhà thơ. Giờ đây chỉ còn bóng dáng của mẹ già đã làm cho ông

Vẫn xa xót dạ thắt the lòng 

mà thôi, đó cũng là một ký ức Hiếu thảo tuyệt vời Hải không các bạn của tôi .


Xuyên qua bài họa thứ 8 của nhà thơ Mai Xuân Thanh “ lại cũng “Quê Mẹ “ nghĩ đến nơi chôn nhau cắt rún của mình nằm bên cạnh bờ sông Mân Quang nơi đó hằng ngày có những chuyến đò ngang bập bềnh trên sóng nước khi lớn hoặc ròng

Quê mẹ Mân Quang cạnh bến sông

Đò ngang sóng nước lúc lên ròng

và cũng chính nơi đó có hình ảnh thân thương của mùa lúa chín ,có ông câu gác mái chèo ngồi uống rượu hoặc trẻ mục đồng gõ sừng trâu nghêu nào ca hát trong buổi chiều hoàng hôn dần buông xuống. Một nét đẹp yên bình của một vùng quê miền trung thuở nào vậy .


Theo thời gian bài thơ thứ 9 đã xuất hiện với “ Bóng Quê “ của thi sĩ Hồ Nguyễn.Ký ức của tác giả là mỗi khi nhớ nhà thì lại nhớ bến sông

Bỗng nhớ quê nhà ,nhớ bến sông

nơi đó 

Mưa nắng quanh năm nước chảy ròng

Có lẽ “ bóng quê” của tác giả ở miền Trung VN nơi có dòng nước từ thượng nguồn chảy xuôi ra biển chớ không có chảy ngược trở lại phải không?

Dáng lão cắm câu nơi suối nước 

Hình cô áo yếm ngóng trên không 

Nhưng rồi cũng phải

Xa xôi năm tháng quê thương xót

Kỷ niệm giờ đây hiện nhói lòng 

Với những kẻ tha hương xa xứ thì “ bóng quê”  lúc nào cũng làm ta thương nhớ đến nhói cả lòng phải không?


Đây là bài thơ họa thứ 10 của tác giả Yên Hà  cũng viết về “ Nhà tôi “ 

Nhà tôi nằm sát một con sông 

Mưa nắng quanh năm nước chảy ròng

Nghe quen quen với những hình ảnh nhà tôi khác ,nhưng ở đây có phần thi vị hơn

Bên ấy lũy tre nghiêng bóng mát

Phía nầy hoa khế ngát thơm nồng

Và cũng có những chuyến đò ngang đưa khách qua lại nối liền hai bờ đất thân thương của làng quê .


Đúng lúc nầy nhà thơ Tuyết Phan cũng là một họa sĩ và cũng là nhạc sĩ đưa ra nhạc phẩm “ Cánh diều tuổi thơ” do nhạc sĩ đặt lờ và phổ nhạc.

Ở đây tác giả không góp họa thơ nhưng SQ thấy đây cũng là mới phần ký ức nghiêng đặc biệt về “ cánh diều “ của thời thơ ấu đã nói lên được ký ức trong tuổi thơ. Ca khúc nhạc rất hay tuy không trầm buồn mà có phần vui nhộn cũng đủ đưa ta về dĩ vãng tuổi dại học trò ưa thả diều trên đường đê những buổi chiều tàn.

Xin cám ơn Tuyết Phan và xin giới thiệu với các bạn thơ nhạc phẩm “ Cánh diều tuổi thơ “ của thi hạc sĩ Tuyết Phan có những ước mơ bay cao và bay xa hơn nữa.

Nhà thơ và nhạc sĩ TP đã kết luận

Để tìm thấy một chút an ủi, vỗ về

Để thấy tim mình bình yên

SQ cũng cầu mong nữ sĩ đa tài sẽ bay cao như cánh diều lộng gió trong cuộc sống 

Trở lại thêm các bài họa là bài thứ 11 của nhà thơ Liêu Xuyên trong bài “ Ký ức quê nhà “ đã cho chúng ta thấy được nhà thời thơ ấu của tác giả cũng “ nằm cạnh bờ sông “ có những con nước lớn và ròng trong ngày” với

Khoảng trời xanh ngát chim bay nhẹ

Khu đất mỡ mầu lúa thoảng nồng

và cũng nơi 2 bờ sông đó

Khoai sắn bên hè đầy củ ngọt

Khoảng vườn trước ngõ thắm hoa hồng 

dù nơi ấy cũng

Kinh kỳ xa cách chừng đôi dặm

mà cũng 

Khắc khoải đời đau nhớ ngập lòng

Cái hay và tình tế của nhà thơ là dùng mẫu tự “ K” để sử dụng trong 8 câu thơ họa của mình ,đấy cũng là một nghệ thuật tuyệt vời vậy


Bài họa thứ 12 nhà thơ nữ Phượng Hồng đã kể “ Có lần “ trong mơ đã nhìn thấy lại con sông bên nhà của thời thơ ấu

Có lần mơ gặp lại con sông

Thuở ấy thường hay đợi nước ròng

để làm gì đây nữ sĩ Phượng Hồng, chúng ta sẽ nghe chị kể

Để ngắm cá vàng đuôi vẫy quẩy

Hay nghe gió nhẹ tiếng ru nồng

“ Một lần mơ “ của nhà thơ sao mà thú vị quá và có lẽ chúng ta ai cũng muốn mơ một lần như vậy để nhắc nhỡ rằng

Hãy trở về đây thăm chốn cũ

mà đã :

Nhiều năm trôi dạt đến đau lòng !


Thêm một bài hoạ thứ 2 và cũng là bài thơ họa thứ 13 của nhà thơ Nguyễn Huy Khôi mà ở bài thơ trước vì “ Thương xót đời mẹ “ mà tác giả đã quên đi cái hiện tại trước mắt là “ Quê Mới” đã thay đổi những gì trong ký ức của tuổi thơ không còn nữa

Quê giờ lầu gác mọc ven sông

và nơi ấy cũng

Xuôi ngược đò ngang chẳng nệ ròng

Tuy vậy vẫn còn

Lá diều dìu dặt reo lưng núi

Thôi én rộn ràng dệt thảm không 

Quê mới đã bừng sống dậy hết còn cảnh

Hết cảnh chiêm thua mùa đói hạt

Hương thôn bừng dậy xốn xao lòng

mà tất cả có được như vậy không nhà thơ vì cũng theo tin tức báo chí thì vẫn còn nhiều chỗ cần cứu trợ ,nhiều chỗ học sinh đi học vẫn còn phải đu dây qua sông hay đi trên những chiếc cầu đong đưa  trên dòng nước lũ chảy xiết trên vùng cao ?


Trở lại bài thơ thứ 14 là “ Nhớ quê xưa “ của nhà thơ Phan Thượng Hải đưa chúng ta theo dòng ký ức của ông

Quê xưa vui sống cạnh bờ sông

mà nơi đó đã từng xảy ra 

Thấy lụt dâng lên , thấy nước ròng

mà khi xưa đã từng

Một thuở ngây thơ xây mộng đẹp

Một thời tươi trẻ thắm tình nồng

Nhưng rồi 

Cuốn theo quốc vận qua thành bại

Trôi nỗi nhân sinh hoá sắc không 

Điều đó không riêng cho ai phải không các bạn khi mà vận nước còn nỗi trôi !


Với một “ Hồi tưởng” trong bài thơ họa lần thứ 15 của nữ sĩ Song Linh chúng ta xem nhà thơ đã hồi tưởng những gì  nào

Hồi tưởng quê nhà thiếu bến sông 

mà có

Dòng tuyền trong suốt chảy ròng ròng

Có phải tác giả muốn nói đến những dòng suối chăng? Nơi đó cũng có 

Chim muông ríu rít chuyền cành biếc

Ruộng lúa lao xao tỏa nhục nồng

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét