Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

ĐỨC QUAN !!!


Đức của  các ngài lớn lắm thay

Đức từng tích góp tháng năm dài

Đức: xài công khố không không tiếc

Đức: bóc dân đen quá quá dày

Đức: nhạo chủ trương: theo mấy kẻ

Đức: khinh dư luận: biết chi bay

Đức  tài nên mới quyền trao chớ

Đức   mỏng làm sao  ngự ghế …này?

CAO BỒI GIÀ

16-12-2015

 

Theo báo Tuổi trẻ (12-12-2015):

Cán bộ “hoàng hôn nhiệm kỳ” kể chuyện đi học tập...Nam Phi - Tuổi Trẻ Online

TT - Bất chấp khốn khó về ngân sách, hàng loạt quan chức tỉnh Quảng Nam ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” vẫn được sang tận Nam Phi học tập kinh nghiệm.

Trong danh sách 26 người đi học tập Nam Phi của Quảng Nam lần này có ba phu nhân của các quan chức, 15 người đã và sắp về hưu, số còn lại hầu như không tái cử ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2015-2020 vì... hết tuổi.

“Có học được gì đâu”

Đoàn do ông Lê Phước Thanh - nguyên bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - làm trưởng đoàn.

Ngoài ông Thanh còn có hàng loạt quan chức chủ chốt của tỉnh Quảng Nam đã cuối nhiệm kỳ và không tái cử gồm: ông Trần Kim Hùng - phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Lê Văn Lai - đại biểu Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Dung - trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, ông Ngô Văn Hùng - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.

Rồi hàng loạt bí thư huyện ủy sắp và đã về hưu như ông Nguyễn Tiến (bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Núi Thành), ông Nguyễn Văn Khương (bí thư Huyện ủy Duy Xuyên), ông Nguyễn Thế Tài (bí thư Huyện ủy Bắc Trà My)...

Đáng chú ý, trong danh sách khách mời còn có thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên giám đốc công an tỉnh) cùng vợ và hai người khác cũng là vợ các quan chức.

Trong quyết định 2977/QĐ-UBND cử đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu ký nêu rõ: “Đi khảo sát các cơ sở du lịch, dịch vụ, thương mại; học tập kinh nghiệm về công tác quy hoạch, xây dựng các đô thị, khu kinh tế, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên tại Nam Phi”.

Thời gian chín ngày từ ngày 5-9 đến 13-9-2015.

Khi được hỏi học tập được điều gì sau chuyến công tác, ông Nguyễn Tiến kể rằng thấy ở Nam Phi họ tổ chức du lịch tốt hơn nước mình.

“Họ đưa đến khu rừng mà trên tivi hay đưa về động vật hoang dã đấy! Đến coi được 2 con tê giác, 5-6 con ngựa vằn, mấy con chồn và 6-7 con voi” - ông Tiến nói.

Khi được hỏi có làm việc với lãnh đạo ban quản lý khu bảo tồn này để học hỏi kinh nghiệm gì không, ông Tiến bảo: “Không học được gì. Họ nhốt trên xe, tới nơi rồi thả xuống. Chỉ thấy mấy con tê giác ăn cỏ. Có học được gì đâu!”.

 

Cũng theo báo Tuổi Trẻ (15-12-2015):

Lừa gạt dân nghèo thất đức lắm Tuổi trẻ  Online

TTO - "Nhớ mùa bão năm nào dân Ninh Thuận được cứu trợ gạo mốc, bây giờ người nghèo phải mua bò bệnh! Thôi xin chính quyền đừng "tốt" với dân như thế nữa!

Trên đây là bình luận của bạn đọc Lê Thanh Trung xung quanh việc chính quyền xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận Ép dân mua bò già, bò bệnh, giúp người nghèo vậy sao?

Như đã thông tin, nhằm tạo điều kiện cho dân nghèo chuyển đổi nghề, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo hai thôn Núi Ngỗng và Lương Tri (xã Nhơn Sơn) với số tiền 20 triệu đồng/hộ, bao gồm tiền hỗ trợ 5 triệu đồng và vay 15 triệu đồng lãi suất 1,2%/năm, thời gian vay 5 năm.

Tuy nhiên thay vì giúp họ cần câu cơm để hi vọng thoát nghèo, một số cán bộ xã Nhơn Sơn đã ép dân mua bò già, gầy, mắc bệnh với giá từ 18,5-20 triệu đồng/con.

Bức xúc trước cách làm dối trá nhằm đẩy dân nghèo vào bước đường cùng, những ngày qua bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã liên tiếp gửi các ý kiến bình luận, đề nghị phải có biện pháp đích đáng trừng trị những kẻ vô lương tâm trục lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét