Lời
đầu tiên muốn nói ở đây là lời cảm ơn của mình gởi đến các bạn và thi hữu đã họa
và đọc bài thơ “ Chút gì…hình bóng quê hương “ của SQ ,chỉ với mấy ngày đã nhận
được sự đồng cảm và chia sẻ của quý thi nhân.Tạm thời xin cám ơn trước các thi
hữu và 2 trang nhà CBG cùng LP đã giúp sức phổ biến và cũng là nơi che mưa nắng
cho những bài thơ được vươn cao
Xin cám ơn đến :
CBG
Lý Đức Quỳnh
Bạn Nguyễn Huy Khôi ( 2 bài họa)
Nữ sĩ Sông Thu
Nữ sĩ Cao Mỵ Nhân
Thi sĩ Minh Thuý Thành Nội
Bạn Chu Hà
Nữ sĩ em út Như Thu
Thi nhân Lê Mỹ Hoàn
Thi nhân bạn già Mai Lộc
Nữ sĩ Phượng Hồng
Nữ sĩ Thiên Lý
Thi nhân VLH
Thi hữu Hồ Nguyễn
Thi hữu Mai Xuân Thanh
Nữsĩ Thanh Song Kim Phú ( 2 bài)
Bạn NSC
Nữ sĩ Hà Thu
…..
Chắc cũng còn những thi hữu chưa kịp gởi đến “ những hình bóng của quê hương “ mà mình đã nhìn thấy hoặc trải qua trong cuộc đời .Nếu có SQ xin đón nhận và viết cảm nhận sau vậy
Có một câu chuyện trong sách giáo khoa thư mà chúng ta ai cũng biết ,đó là “Quê hương đẹp hơn cả” .Vậy chúng ta mỗi người sẽ thấy đẹp chỗ nào kể cho các bạn cùng nghe với nhé .Xin cám ơn
Mở đầu cảm nhận với chủ trang CBG đã cho chúng ta biết những bến nước,sân làng của miền quê ,con đò đưa khách,những lúc nương chiều rộn rã
Bến nước con đò lay ánh nguyệt
Tiếng gà ,gót guốc rộn làng ta
Nương chiều cờ trận vung lau phất
Hồi mõ lưng trâu giục nắng nhoà
Thật là những hình ảnh xa xưa đây vì bây giờ đâu còn nghe tiếng guốc phải không các bạn.Đó là hình ảnh thanh bình của quê hương xa xưa nay còn đâu nữa !
Kế tiếp thi hữu NHK cũng kể cho nghe một bóng dáng quê nghèo đơn giản và mộc mạc mà êm ấm lắm:
Hồ xanh tĩnh lặng trăng thanh tỏ
Sen trắng nồng nàn xa ngát xa
Kết nụ đào mai bừng trước ngõ
Đan tay bầu bí ríu quanh nhà
Dường như với một bài thơ Đường luật chưa đủ để tả hết nét đẹp của quê hương nên thi hữu NHK đã viết thêm một bài thơ họa thứ hai để cạn nỗi niềm với đất mẹ
Nôn nao ngày thẳm thương nguồn cội
Thao thức canh trường nhớ má ba
Dạ níu tre làng chùm trước ngõ
Hồn vương hương bưởi ngát sau nhà
Ôi thật tuyệt với những vần thơ tả cảnh bầu bí ,tre làng ,hương bưởi đầy cảm xúc cho kẻ xa quê
Với nữ thi sĩ ST ,vì đã sống trong thời lữa đạn nên đã có “ một thời khó quên “.Vậy chuyện gì đã xảy ra trong cuộc đời mà nữ sĩ đã khó quên thế ?
Chiến tranh diễn tiến bao tàn khốc
Tang tác phơi bày lắm xót xa
Đất nước nhiều năm chìm bão tố
Cuộc đời lắm lúc ngập phong ba
Phải rồi ,chiến chinh nào không điêu tàn ,không mất mát ,loạn lạc kẻ mất cha ,người mất chồng ,trẻ thơ vô tội cũng bởi đất nước mình chiến tranh kéo dài đã quá lâu. Giờ đây nhìn lại thấy nước Ukraina xa xôi thanh bình bỗng dưng dậy sóng chiến tranh bởi một kẻ độc tài ngông cuồng tạo ra cảnh bom rơi chết chóc thấy mà tội nghiệp cho dân lành vô tội.
Không chỉ có ST nhìn thấy chiến tranh gây đau thương tang tóc đâu các bạn ạ ,mà chị nữ sĩ CMN cũng đã trải qua những ngày chinh chiến ấy.Hãy nghe chị kể
Pháo kích như mưa trên phố loạn
Bom rơi tưởng gió chốn quê xa
Từng cơn báo đạn lùa sông núi
Mấy trận giông tăng cuốn nước nhà
Chỉ nghe nói thôi mà đã ghê sợ chiến tranh rồi rất hận thù những tên ngông cuồng muốn gây nên chính chiến.
Trở lại với ký ức cho quê hương thanh bình Minh Thuý Thành Nội đã nói về xứ Huế mộng mơ của mình mà nữ sĩ luôn hoài nhung nhớ về nó bởi kiếp sống viễn xứ phong ba như sau
Sông Hương bến nước chiều rộng dạt
Núi Ngự mây trời sớm nắng xa
Phượng nở đường cây vào lớp học
Hoa khoe lối cỏ đến hiên nhà
Cảnh sông Hương núi Ngự như vậy thì làm sao mà quên được phải không ?
Với nữ thi sĩ người em út Như Thu thì có cả một “Hoài niệm “ khó phai của quê nhà bởi bờ tre ,bụi chuối….mơ màng với những ngày xuyên rừng núi để rồi mơ ước những buổi đi dạo biển nghe tiếng sóng rì rào nơi quê nhà
Mơ màng bữa ấy xuyên rừng thẫm
Tưởng tượng mai nầy dạo biển xa
Mãi luyến bờ tre vàng cuối ngõ
Thầm yêu bụi chuối trĩu sau nhà
Đấy ,hình ảnh quê hương đợi sơ chỉ ngần ấy cũng đủ cho ta yêu mến chứ đâu cần lộng lẫy xa hoa ,nhà cao cửa rộng như hôm nay phải không ?
Trở lại “ chút gì…hình bóng quê hương bạn thơ Chữ Hà cũng nói đến dòng sông uốn khúc,rặng núi xuyên đông của quê anh .Nay đã xa xứ gần 43 năm vẫn không quên được
Dòng sông uốn khúc qua thôn xóm
Rặng núi xuyên đồng xuống biển xa
Để rồi
Lần tay nhẩm đếm dài năm tháng
Biệt xứ nay gần đủ bốn ba
Một khoảng thời gian khá dài gần nữa đời người có còn được như xưa không ?
Với một nữ thi sĩ tương đối mới với nhóm ,chị Lê Mỹ Hoàn cũng không quên được hình bóng giếng nước đầu làng ,cây đa cổ thụ nơi hẹn hò của đôi trai gái yêu nhau để sau nầy nên vợ nên chồng
Giếng nước đình xưa soi tỏa ngát
Cây đa làng cũ bóng mờ xa
Câu hò văng vẳng nên đôi lứa
Trai gái xôn xao đẹp xóm nhà
Đất là hình bóng của “ Hương mùa gặt cũ “ nơi làng quê của nữ sĩ LMH
Có lẽ bài thơ xướng của SQ “ chút gì ….hình bóng quê hương “ đã làm cho người thi sĩ bạn già chạnh lòng “ nhớ nhà “ chăng ?nên đã thốt lên những đêm trằn trọc không ngủ được để rồi những hình ảnh thân thương lại hiện về
Nhiều đêm trằn trọc mãi canh ba
Bỗng thấy bâng khuâng nỗi nhớ nhà
Bạn già thơ đã
Hồi tưởng hàng me che bóng mát
Bồi hồi tiếng trống giục trường xa
Không dừng lại ở đó
Lam chiều khói toả sương mờ ảo
Thôn xóm chiều buông mái nhạt nhoà
Ôi sao mà thi vị quá với cạo nỗi nhớ nhà vậy bạn thơ già ơi !
Với một bạn thơ mới nữa VLH đã không những nhớ bóng dáng của lũy tre xanh ở làng còn đưa chúng ta đi xa hơn nữa qua các ngôi chợ nhóm ở ven sông phải chăng bạn thơ muốn nói đến khu chợ nổi của quê bạn ,đến con đò đưa khách hoặc chiếc thuyền câu giăng lưới mỗi khi kéo lên thấy cá nhảy tung tăng ?
Chợ nhóm cồn sông nơi xóm nhỏ
Đò đưa lữ khách chốn trời xa
Triền đê tiếng sáo diều căng gió
Dưới nước thuyền câu cá nhảy nhoà
Chỉ với bấy nhiêu cũng đủ cho ta thương về miền đất mẹ đến ngần nào !
Một nữ sĩ không xa lạ gì với chúng ta chị Phượng Hồng trong bài thơ “ Ký Ức “ thì dù có đi bốn biển năm châu cũng nhớ về giàn thiên lý ,nụ tầm Xuân leo trước ngõ mà anh chàng kia thường đứng chờ phải không nhà thơ PH
Nọ đóa tầm Xuân vươn nhụt thắm
Kia giàn thiên lý tỏa hương xa
Khi mà
Lá xanh mơn mởn leo hàng dậu
Trái chín thơm thơ bám mái nhà
Ắt hẳn nhà nữ sĩ có trồng nhiều hoa lắm nên hương thơm và trái chín đã làm say lòng người
Nữ thi sĩ lại đưa chúng ta về buổi chiến tranh của đất nước ,mà khói lữa lan tràn bao nhiêu năm bởi tham vọng điên cuồng của loài quỷ dữ gây bao tang thương chết chóc cho người dân vô tội
Từ bỏ đình làng rời xóm cũ
Bế bồng già trẻ tới miền xa
Ầm ì súng nổ bùng đêm tối
Rực đỏ pháo rơi trúng nóc nhà
Thế thì còn gì đâu
Khoảnh khắc tan tành trong khói lửa
Ai ngờ đất nước gặp phong ba
Vì vậy mà chàng thanh niên Người Sông Cửu đã cỗ áo thư sinh khoác lên mình chính ý để lên đường giữ gìn đất mẹ . Chàng đã đi khắp các nẻo đường đất nước mà không biết gì đến bốn mùa Xuân hạ thu đông cho đến khi thấy mai vàng nở trên rừng thẩm thì mới hay Xuân đã về ,khi thấy hoa sim tím nở thì mới biết hạ đã sang .Không biết có khi nào NSC viết thư cho người yêu ở hậu phương hỏi “Bây giờ tháng mấy rồi hở em “?
Mai vàng rừng thẫm ,hay Xuân đến
Sim tím đồi cao ,biết hạ xa
Quảng Trị mưa lầy ,ngàybrét buốt
Pleiku gió bụi , cảnh phai nhoà
Để rồi không ngờ
Gươm súng đâu ngờ….gãy tháng ba
Một nhà thơ nữ mới Hà Thu có bài thơ họa và cho biết
Quê người vẫn nhớ đến quê ta
Và có một ký ức trong tâm trí khó nhoà ,đó là
Tiếng hát câu hò vang sớm tối
Lời ca điệu lý khắp gần xa
Nhưng khi có
Thù vào rau cháo ăn từng bữa
Cộng đến Ngô khoai độn mỗi nhà
Do đó người thơ đành bỏ xóm nghèo đi vượt biển để tìm cuộc sống tự do và tốt đẹp hơn
Chủ trang nhà LP nhà thơ Lý Đức Quỳnh dù bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để “ lạc trôi “ đến xứ lạ quê người,dù bận rộn trong việc mưu sinh và cập Nhật các bài của các thí hữu cũng không quên nói
Sông nước hoá thành máu mũ ta
Lạc trôi dặm khách trắng sương nhoà
để rồi
Ôm niềm cố lý vào hoàng hổi
Để nỗi cô tình tẩm xót xa
cùng mơ giấc mộng đoàn viên mà sao thấy mờ ảo ,suốt năm mươi năm xa cách vẫn tiếu hình bóng người cha thân thương
Ôi tội nghiệp cho thân phận của một con người vậy
Nhà thơ Hồ Nguyễn cũng cho chúng ta biết hình bóng của quê hương rất đơn giản nhưng vẫn in sâu vào tâm trí
Bến đình làng xóm luôn kề cận
Quán cóc hàng tre khó cách xa
Và vì thế
Bóng hình tim vẫn in nồng cháy
Thì ra ở mỗi con người của chúng ta không thể nào quên “ non nước tình quê”luôn hiện diện dù xa xôi theo năm tháng
Thì hữu Mai Xuân Thanh gởi bà họa cho rằng nước VN hình cong chữ S chẳng thể nào phai nhoà trong tâm trí vì
Thương hoài mại ấm đầu thôn vắng
Nhớ mãi trường xưa cuối xóm xa
Giờ đây đã trở thành cao tuổi mà ký ức vẫn ôm bao tình nghĩa với anh em và bạn hữu thờ thơ ấu
Đặc biệt nhà thơ nữ Song Thanh Kim Phú đã làm bài thơ họa 1 nói về hình bóng quê hương mà chị cách biệt nhiều năm nhưng vẫn
Đất ngóng người xưa bờ đất lạnh
Sông chờ khách cũ bến sông xa
Bây giờ chỉ còn biết
Nhờ mây chuyển nhớ thăm mồ tổ
Cậy gió đưa thương viếng ruộng nhà
Chợt nữ sĩ thấy bài thơ của NSC đã nói lên bổn phận làm trai của thời loạn là phẫu giữ nước nhà giống như người thân của chị như cha,anh em và chồng cũng đã khoác áo chỉnh ý vào đường lãng tử ôm mộng kiêu hùng giữ an non nước chỉ mong
“ Phiên gác đêm Xuân “ mong Tết ổn
“ Giao Thừa nhớ mẹ “ đón Xuân xa
Để rồi
Cầu xin đất nước còn tươi đẹp
Nguyện ước quê hương dứt lệ nhoà
Đấy là bài thơ thứ 2 mà nữ thi nhân tâm sự
Đó là cảm nhận của SQ đã đọc được qua các bài họa của cá thi hữu gởi cho
SQ nghĩ chắc cũng sẽ có những lời cảm nhận kế tiếp khi còn những bài thơ họa kể về hình bóng quê hương trong ký ức của mình
Một lần nữa xin cám ơn 2 trang nhà CBG & LP cùng các thí hữu đã họa và đọc
Kính chúc tất cả sức khỏe và bình an trong cuộc sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét