Dân mình sắp thoắt hóa thành Tiên
Nên chẳng cần chi túi lắm tiền
Tuổi lão dạn dầy ăn chả trọng
Lương hưu tí tẹo thấy không phiền
Băn khoăn thảo luận cùng ban bệ
Cẩn thận suy bàn khắp dưới trên
Mỗi bước quy trình đều đúng cả
Người không “hiển Thánh”, chớ kêu rên !
. CAO BỒI
GIÀ
.
27-05-2015
Theo báo điện tử Lao Động(27-05-2015):
Lương hưu không đủ ăn sáng: Là “ngậm ngùi, là “bật khóc”, là
“chết lặng”
Nữ công nhân Lê Thị Duyên, Cty Pungkook Sài Gòn đã đóng BHXH 18 năm khi chị bắt đầu làm công nhân năm 37 tuổi. Khi không còn khả năng lao động, năm 55 tuổi, chị còn thiếu và sau đó đóng BHXH tự nguyện thêm 21 tháng. Kết quả cuối cùng, chị được hưởng mức lương hưu 947.000 đồng mỗi tháng.
Câu chuyện “mức lương chết đói” của chị Duyên, và có lẽ cũng là tình trạng chung của không ít lao động thuộc khu vực doanh nghiệp FDI sau khi về hưu, sau hàng chục năm đóng bảo hiểm xã hội, hôm qua 22.5, đã được chính Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhắc tới trước nghị trường.
Theo báo Tuổi Trẻ (24-05-2015):
Đúng quy trình nhưng sao vẫn lọt? - Tuổi Trẻ Online
TT - Điều 60
Luật bảo hiểm xã hội được Chính phủ báo cáo Quốc hội (QH) là tiến hành đúng quy
trình, quy định. Tuy nhiên khi điều luật này chưa có hiệu lực thi hành đã phải
đưa ra QH để sửa đổi. Vậy có vấn đề gì hay không trong quy trình nêu trên ?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông NGÔ VĂN MINH (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của QH) trăn trở:
- Tại sao chúng ta có những quy trình làm luật chặt chẽ, công khai, minh bạch nhưng vẫn có những điều luật mới vừa ban hành, chưa có hiệu lực đã phải sửa? Phải chăng quy trình có vấn đề?
* Nếu có, theo
ông, đó là vấn đề gì?
theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quy trình đó là gì? Cũng từ khâu đề xuất chương trình, đến soạn thảo, đến lấy ý kiến người dân, đến đăng công khai trên mạng thông tin điện tử, rồi tiếp thu, giải trình, đại biểu QH thảo luận hai vòng, rồi giải trình, tiếp thu, rồi bấm nút thông qua... Bây giờ lại bảo không phù hợp.
Đúng là đúng quy trình rồi nhưng không có nghĩa không cần phải xem xét lại. Đúng quy trình là quy trình trong luật nhưng cũng cần tham vấn ý kiến người dân, ý kiến của các cơ quan bộ ngành, tổ chức, đơn vị hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự tác động...
Vấn đề theo tôi nằm ở chỗ này, thường chỉ chú ý ý kiến số đông, xem nhẹ ý kiến số ít. Ý kiến đa số hay thiểu số đều phải được nêu lên rõ ràng và cụ thể trên bàn nghị sự. Tương tự vậy là không chỉ xem trọng vấn đề lớn, bỏ qua vấn đề nhỏ, vấn đề không lớn không nhỏ. Nhiều khi chính vấn đề không lớn không nhỏ lại phát sinh câu chuyện.
* Vậy theo ông,
phải sửa quy trình thế nào để tránh lặp lại trường hợp như điều 60 Luật bảo
hiểm xã hội?
- Thứ nhất, với cơ quan trình dự án luật, nếu đó là dự án luật với những điều khoản hoàn toàn mới thì phải làm rõ yêu cầu đặt ra các điều luật ấy. Thứ hai, nếu là sửa đổi, bổ sung thì phải nói rõ các điều khoản sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng nào, vì sao.
Cùng với đó là đối tượng chịu sự tác động của việc sửa đổi luật đã có ý kiến ra sao. Tất cả vấn đề đó phải được đặt lên bàn nghị sự của QH.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét