Dường như mấy năm gần đây, phong trào
làm thơ Đường luật có vẻ trở nên sôi nổi, người già rỉ rả đã đành mà lớp trẻ
cũng hăng hái lên gân, ngọn gió ngôn từ thổi về mát rượi thi đàn, các trang web
cộng đồng, các trang blog cá nhân trăm hoa đua nở, rõ là một tín hiệu vui, trau
chuốt phong phú ngôn ngữ nước nhà, độc đáo bổng trầm 5 dấu giọng.
Thơ Đưởng luật xuất phát từ Trung quốc,
Nguyễn Thuyên người Việt nam, là tiến sĩ Thuợng thư nhà Trần, đã đưa áng thi
bất hủ này vào phát triển, vua Trần ví ông như Hàn Dũ qua tâm đắc bài Văn tế cá
sấu, bèn đổi họ ông từ Nguyễn sang Hàn, nên đời sau luôn gọi ông là Hàn Thuyên,
và thơ Đường luật gọi là Hàn luật. Gần một ngàn năm qua đến thời đại nay, ngôn
ngữ Trung quốc có nhiều cải tổ, thể loại này xem ra không còn phù hợp, áng
Đường thi vô hình mặc nhiên tàn lụi, ngược lại phát triển phì nhiêu lan tỏa
trên đất nước Việt Nam, do ngôn ngữ độc âm phù hợp.
Chỉ với 56 chữ gói toàn nội dung bài thơ
thất ngôn bát cú, mà tóm gọn trọn vẹn bài thơ, ví như bàn cờ tướng, với 64 ô
chia 2, nhưng bày binh bố trận giao tranh lưỡng quốc, tướng sĩ binh lực chiến
thuật tiến thủ quy mô, vận dụng trí não người điều binh khiển tướng kỳ tài…
Đường thi thất ngôn bát cú cũng vậy!
Với 8 câu 7 chữ phải cô gọn súc tích,
phân loại rồi kết hợp ra vần điệu, nhạc tính, niêm luật hẳn hoi, bố cục ràng
buộc khắt khe, mới giãi bày được ngôn phong tinh túy rộng kèm sâu, quả nhiên
không phải chuyện đùa, cứ nhập cuộc rồi mới biết thế nào là công phu diệu thủ.
1. THI LUẬT
Đây là công thức giàn quân ra trận, lão
không đề cập tới nữa, vì ai đã nhập cuộc thể loại này, hằn nhiên đều biết, nói
ra chỉ thừa, cái thức bằng trắc ai ai cũng hiểu, vậy nên thông qua không nhắc
lại, luật chuyển động, niêm kết hợp, sắp đặt vận quy mô… Mà sao viết xong, cảm
thấy đúng mà đọc lên nó cứ làm sảo làm sao?… Ấy vì do tiết nhịp và nhạc tính
còn chưa ổn định.lại mắc lỗi vì vướng bẫy gài sẵn, vô tình dính chấu như chơi.
2. NHẤT TAM NGŨ BẤT LUẬN.
A ha! Cái bẫy chờ đó, chứ không phải
thong dong xả láng đâu, sách nói: chữ 1, 3 và 5, có thể liến phiến bằng trắc
thế nào cũng được, không quy bắt lỗi, hổng dám đâu! Lão nói nó là cạm bẫy đó,
vì chỉ duy có chữ 1 là được tự ý thôi, còn 3 và 5 thì liệu mà bước, mìn đang
gài chờ sẵn, nhào vô ắt lãnh thẹo sụp hầm.
Này nhé, trong chữ 3 các câu chẵn
2,4,6,8 mà đáng bằng ta viết ra trắc là mắc bẫy khổ độc (khó đọc) liền.
Rồi chữ thứ 5 các câu lẻ 1, 3, 5, 7 đáng
bằng viết ra trắc cũng mắc bẫy khổ độc như trên.
Như vậy câu nhất tam ngũ bất luận chỉ
chấp nhận cho đúng có nột nửa, nên phải dè chừng cẩn thận, đừng có búa
xua mà lãnh thẻ vàng.
3. PHONG YÊU HẠC TẤT.
Món này tuy không lỗi luật, nhưng lại là
thi bệnh, người làm thơ hay bị vướng, nó dính vào quy luật chuyển động âm thanh
cao độ của vần bằng.
Phong yêu (cái lưng con ong), là chữ thứ
2 dấu huyền thì chữ thứ 7 phài là không dấu, hoặc ngược lại.
Hạc tất (cái đầu gối con chim hạc), là
chữ thứ 4 dấu huyền thì chữ thứ 7 phài là không dấu, hoặc ngược lại.
Sách nói nó là cái bệnh nhẹ ngoài da, có
thể hóa giải dễ dàng, một là sửa lại cho khác dấu, hai là chữ đứng trước nó có
dấu ngược lại, là tự nhiên hóa giải xí xóa được ngay, cầm bằng cố chấp ương
ngạnh để vậy, sẽ bị lườm nguýt, liếc xéo chê bai.
4. THỰC VÀ LUẬN
Cái này gay à nha! Thơ là tinh hoa của
ngôn ngữ, nhưng 2 câu đối thực và luận mới chính là tinh hoa của tinh hoa, bài
thơ đánh giá hay dở, phần lớn do 2 câu này, nó gọi là đối Đường luật đấy.
Đối là vế trước đề ra vế sau phải tuân
thủ ngược lại về vận, nhưng ngữ pháp văn phạm lại phải giống nhau, về ý mới là
căng, được chia làm nhiều dạng tùy nghi, như đối chính vận, bàng vận, nghịch
vận, lưu thủy… nhiều sách đã đề cập đến phép đối này nguyên cả quyển, phức tạp
nhiêu khê.
Nhiều bài thơ xem là hay, nhưng không
đối, hoặc đối không đạt, hoặc đối đạt hình thức mà ý nghĩa gò ép ngô nghê, làm
giảm nhiều cái giá trị tuyệt cú của nó, thật đáng tiếc.
Ý của thực phải đi trước và luận nương
theo sau, nhiều vị không lưu tâm cảnh giác, nên bị “chỏng ngược đuôi ” là vậy.
5. ĐIỆP TỪ
Chỉ có 56 chữ không nhiều nhặn, nên
tuyệt đối không được trùng một chữ nào, trừ khi cố ý lặp lại chữ đó có chủ
trương.
6. ĐIỆP VẬN
Đã chọn 5 vần có âm giống nhau là chủ đế
gieo, thì trong bài không được dùng vần nào dính với âm đó. Lại nữa, ngoài vần
được chọn để gieo, trong 1 câu và cả câu liên kế, cũng không được có chữ nào
khác trùng vận, bất kể bằng trắc.
Lão chưa đồng ý mấy về lời dặn này trong
các từ kép, sách nói là sự lặp lại giống như cà lăm lắp bắp, nhưng theo cụ học
giả Bùi Kỷ, khá nhiều chữ loại này nó gợi lên sự tượng hình làm dịu đi cái sắc
thái ( xanh xanh, vàng vàng, tim tím, mờ mờ…) hoặc tăng nhấn thêm sự việc (chăm
chăm, chú chú, cặm cặm…) Hay đấy chứ? Sao dám đe loi cấm đoán bảo là lắp bắp!
Rõ dở hơi!
7. PHẠM ĐỀ (mạ đề)
Tiếng còi cảnh báo này hầu như chả bố
tướng nào lưu tâm, vờ vịt cho qua, mà nó cũng liệt vào sái luật chơi, đó
là tên bài. Tên đầu bài có chữ nào, tuyệt nhiên trong 2 câu thực và luận không
được dùng chữ đó nữa, hễ dùng nó bị đánh rớt oan uổng rán chịu.
8. TIẾT NHỊP
Ấy cái món phân câu chiết cú, nó tạo nên
trường độ diễn tả, quy định tiết nhịp chuyển động trong thất ngôn bát cú từng
câu là 2-2-3, nếu khác đi sẽ bị chông chênh, nên trong khi viết cũng nên quan
tâm về sự này, tuy nhiên giống như trong âm nhạc, những thế đảo phách (syncõpe)
có thể xen vào để tăng thêm ý vị,nên nhớ phải rất hạn chế không đuợc lạm dụng.
9. THẺ ĐỎ.
Ba điều đại kỵ không chấp nhận được khi ra sân:
-Thất luật: công thức luật chơi đã công bố, vi phạm luật
ăn thẻ đỏ ngay.
-Thất niêm: quy dịnh từng cặp đội hình, 1-8, 2-3, 4-5,
6-7 phải dán dính, niêm sai mời ra khỏi sân hếtcãi.
-Thất vận: quy luật gieo vận chỉ có 2 dạng, chính vận và
bàng vận, chính vận thì tốt, bàng vận thì có thể chấp nhận.tơ lơ mơ không tuân
thủ vận, chớ trách trọng tài cú vọ hắc ám.
* TÚM LẠI:
Nhập cuộc chơi Đường thi, phải “sạch
nuớc cản”, biết rõ và tuân thủ, không ai bắt bạn phải a vào, bạn có thể viết
loại thơ khác dể dàng hơn, tha hồ mà tung hoành thao túng, nhưng nếu vào sân
chơi rồi, mới khám phá ra cái ngôn ngữ diệu kỳ của tổ tiên, độc âm nhưng vô
cùng phong phú, chớ xem thường một anh không bằng cấptàng tàng, mà chú mục
làm thơ nhuần nhuyễn đến độ thâm hậu, lão đố các thầy cô giáo vỗ ngực,
các bậc có học vị cao tít tắp xưng tên, xin nói rằng: chưa chắc mèo nào
xực mèo nào.
“Văn ta vợ người”! Cái câu thành ngữ
tưởng tiếu lâm mà gẫm ra đúng thật, văn phong mình viết như hạch, lại gật gù
tâm đắc, vợ người ngoài nhan sắc tựa dạ xoa, cứ cắc củm khen vẩu môi. Cái bệnh
cố chấp tự bào chữa, chữ nghĩa biết trật không sửa, viện cớ chữ này đắc ý tuy
chưa hợp lệ nhưng cứ để vậy, là tự mình làm hỏng tác phẩm, nên nhớ ngôn ngữ ta
rất nhiều từ thay thế, chẳng qua vốn liếng ngôn phong mình vẫn chưa giầu…
Bài viết này lão cắt khúc đầu phần nhập
môn, chỉ dành cho cao thủ thượng đài, đã từng trầy vi tróc vảy, đã điên đầu vi
chiêu thức lùng bùng rắc rối, mục đích để nâng cấp tay nghề, đương nhiên không
phù hợp với các tập sinh mới tầm sư học đạo, ai ưỡn ngực tự phụ vài tháng là êm
ngón này, lão dám cược là tay đó chỉ phét rống đại ngôn…
Ngày xuân thư thả, lai rai đàm luận một
chút cho rậm đám xôm tụ, ai ưng thì xem, xem xong rồi tùy nghi ngẫm ngợi!
. Bongtaduong
Hàn Thuyên kg phải Nguyễn Thuyên anh :) chúc anh vui vẻ và dạt dào thi hứng !
Trả lờiXóaNguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên), sinh ngày 15-2, mất ngày 17-5 (Hiện chưa rõ năm sinh và năm mất), người thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ (Lương Tài). Nguyễn Thuyên là cháu gọi cụ Nguyễn Dương là ông nội. Cụ Nguyễn Dương là võ cử làm quan thời nhà Lý được phong Thái Bảo- Quận công. Năm 1151, cụ Nguyễn Dương bị gian thần hãm hại. Sau sự kiện đó, con cháu cụ Nguyễn Dương, trong đó có cụ Nguyễn Thuyên phải sống ẩn dật. Năm Đinh Tỵ 1248, nhà Trần mở khoa thi Đại Tỵ lấy Đại học sỹ, Nguyễn Thuyên tham gia thi và đỗ Tiến sỹ, làm đến chức quan Hình bộ Thượng thư...
Trả lờiXóaPhù Thủy Jin căn cứ vào đâu mà phủ nhận?