Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

NẮN VÓC NÀNG KIỀU


Hậu bối giỏi giang sửa Truyện Kiều

Chỉnh hơn ngàn chữ thật cao siêu

Chiếc thay là lẻ,  thơm dồi chó

Độc đổi thành đơn , tuyệt cú mèo

Mong kẻ bần từ nghe cũng khoái

Giúp người ít chữ đọc mà yêu

Tố Như  giật thót đầy kinh ngạc

Tay vỗ chào hàng bố Vũ Khiêu !

.               CAO BỒI GIÀ

.                    28-04-2014

 

Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch – nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…

. .  .. .. .. ..

Kim Dung: Cứ cái đà hiện đại hóa truyện Kiều, đại chúng hóa truyện Kiều kiểu “kỹ sư chế tạo máy” thế này thì rồi đây, tuyên ngôn chữ Hán của cụ Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, “Hịch tướng sĩ” của cụ Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của cụ Nguyễn Trãi “Bạch đằng giang phú” của cụ Trương Hán Siêu, rồi thơ “Cung oán ngâm khúc” của cụ Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” của hai cụ Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm” v.v.. sẽ ra sao? Biết đâu sẽ có những kẻ “điếc không sợ súng” nêu gương, “làm trong sáng tiếng Việt, hiện đại hóa thơ cổ ” của các cụ giống như ông kỹ sưĐỗ Minh Xuân  đang “danh nổi như phao” thì sao?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét